ICTnews - Cái tên Flappy Bird với những thành công vang dội từ tựa game này đã khiến các nhà phát hành (NPH) Việt phải có cách nhìn khác về minigame – mảnh đất đã bị bỏ hoang khá lâu trong làng game.
Đơn giản mà hiệu quả Đã từ lâu, khi nhắc tới game online, người ta thường nói tới đồ họa phải chất, gameplay phải hardcore, đó mới là đặc điểm có thể thu hút game thủ. Những tựa minigame với lối chơi đơn giản hầu như ít được các NPH để mắt tới, đầu tư, truyền thông rộng rãi. Có lẽ chỉ đến khi Flappy Bird nổi lên như một hiện tượng, với doanh thu quảng cáo in-apps lên tới hơn 1 tỷ đồng/ngày, người ta mới có thể thấy được sức mạnh ghê gớm từ các minigame này. Nhìn lại về những tựa minigame đình đám cả trên máy tính và di động như Mario, Bắn vịt, Pikachu, Bắn Gà (trên máy tính), Kim Cương, Fruit Ninja (trên mobile)… có thể nhận ra rằng: game chơi đơn giản, nhưng một khi đã dính vào, thì khó có thể dứt ra. Song một số vấn đề về lợi nhuận, cái bóng quá lớn của những minigame kinh điển, cũng có thể là sự đánh giá khi đầu tư, mà hầu như ít có NPH nào ở Việt Nam mạnh dạn đầu tư về sản xuất, truyền thông. Các tựa minigame flash, game mobile Việt chỉ mới dừng ở tự phát đưa lên các cổng game, các chợ apps,…và hầu như không có sự đầu tư nhiều về tính năng, truyền thông. Và có lẽ chính vì thế mà đã khá lâu, game thủ chưa có một món ăn minigame nào mới, sau các tựa game đình đám một thời. Minigame nói không ngoa, vẫn bị đánh giá thấp và ít NPH mặn mà đầu tư. Việc phát triển các ứng dụng minigame hầu như chỉ với mục đích “cho vui”, “thử nghiệm” hơn là cái nhìn phát triển nghiêm túc. Cần một người dẫn đầu Sau hiện tượng Flappy Bird, câu hỏi đưa ra:”Liệu có nên đầu tư vào các minigame? Liệu sẽ có một NPH nào đó đứng ra tiên phong?”. Có thể nói sau Flappy Bird, các tựa game ăn theo cũng khá nhiều, không kể những tựa game đơn giản mới như 2048, Freaking Math cũng được ra đời và thách thức vượt qua Flappy Bird, nhưng hầu hết các NPH Việt vẫn đang “làm ngơ” hoặc e dè với hướng đầu tư vào minigame. Có thể kể đến lý do các NPH chưa dám đầu tư vào minigame bởi bài toán về doanh thu và cách giữ chân người chơi lâu dài. Khả năng thành công để thu lợi nhuận từ quảng cáo in-appskhông hề đơn giản, cũng như cách thức có thể thu phí người chơi từ gameplay đặt ra không ít rủi rocũng như thử thách cho người đầu tư. Có lẽ điều thị trường cần là một nhà tiên phong, dám mạnh dạn bước vào thị trường ngách này, chấp nhận mạo hiểm và mang tới câu trả lời: có hay không? Le lói và hi vọng VTC hiện đang là một trong những NPH quan tâm tới mảng minigame. Đơn vị này đã có hơn 2 năm kinh nghiệm trong việc vận hành, marketing các minigame kiếm Vcoin danh tiếng trên thị trường như Thập nhị Tranh tài, Vương Quốc Sao. Các game này lấy điểm chung là sự đơn giản, dễ chơi, nhưng dễ “gây nghiện” bởi tính sự vạn năng của đồng Vcoin (đổi được ra thẻ điện thoại, thẻ game), các minigame của VTC thu hút số lượng lên tới gần 5 triệu người chơi trong năm 2013. Khác với Flappy Bird là lấy quảng cáo làm nguồn thu thì 2 webgame này lại dựa vào nguồn khách hàng phong phú và doanh thu nạp thẻ từ khách hàng. Năm 2013, Vương Quốc Sao có doanh thu lên tới 100 tỷ đồng, có lẽ không chỉ đến khi Flappy Bird nổi tiếng, VTC mới nhìn ra sự tiềm năng đáng kể của thị trường ngách minigame. Luôn tiếp cận xu hướng mới của thị trường minigame, mới đây, VTC thực sự gây sốt khi cho ra game Đào Mỏ - một minigame chơi đơn giản nhưng luôn đòi hỏi phải suy đoán, khiến người chơi thích thú. Gameplay dựa trên việc đào các xe hàng trong các khu mỏ than ngày xưa, người chơi sẽ được nhận một xe hàng với một con số nhất định được ghi trên đó (con số từ 1-48). Người chơi dự đoán con số (lớn hơn hoặc nhỏ hơn) và màu sắc (xanh, đỏ) của xe hàng tiếp theo. Nếu dự đoán đúng, sẽ được nhận thưởng Vcoin. Chính việc phải suy đoán rất nhiều trong game khiến các game thủ rất thích thú. Tựa game đang thu hút được hơn 10.000 game thủ trong vòng 2 tháng qua – chứng tỏ sức nóng của tựa minigame mới này từ VTC. Bà Trang Trần, Giám đốc phát triển game Đào Mỏ chia sẻ: “Đào Mỏ là một tựa minigame được VTC đầu tư mạnh trong năm 2014 cả về sản phẩm và truyền thông. Sắp tới với phiên bản mobile, chúng tôi hy vọng Đào mỏ sẽ chiếm lĩnh gần hết thị trường smarthphone”. |